Phần mềm Chatbot là gì?
Về bản chất, Chatbot là một “hậu duệ” của trí tuệ nhân tạo AI. Công cụ này hoạt động trên nền tảng có sẵn như HaraFunnel và giao tiếp với khách hàng theo những kịch bản (Business Logic) đã được định ra từ trước bằng cách Chatting. Hiểu một cách đơn giản hơn, Chatbot là một phần mềm mà bạn sẽ chat với nó vì một mục đích đó hoặc đơn giản chỉ đề giải trí.
Phần mềm Chatbot ra đời song song với việc những doanh nghiệp hoặc người bán hàng sẽ có thêm một trợ lý ảo của riêng mình.
“Nó” sẽ thay bạn chăm sóc khách hàng từ lúc họ nhắn tin hỏi sản phẩm/dịch vụ, tư vấn và chốt deal.
Thực chất, phần mềm Chatbot đã xuất hiện từ những năm 1960. Nếu bạn đã từng sử dụng AIM hoặc một nền tảng chat khác, chắc chắn bạn đã từng trò chuyện với chatbot như Samrter Child. Hoặc với những 8X, 9X chắc chắn sẽ không quên App Simsimi, một chú gà thông ming có thể chat với bạn cả giờ đồng hồ. Tuy nhiên, thời điểm đó, Chatbot chỉ được sử dụng vào mục đích giải trí chứ không hề tạo ra hiệu quả kinh doanh cho doanh nghiệp.
Nhưng nhờ những công ty công nghệ lớn như Facebook, Microsoft, Chatbot được khai thác nhiều hơn, làm chúng ta phải nghĩ khác về chúng.
Theo nhiều nhận định, trong tương lai Chatbot có thể sẽ hoán vị những công cụ tìm kiếm, khi đó bạn chỉ cần suy nghĩ về một điều gì đó, chẳng hạn “hôm nay trời có mưa không?’, phần mềm Chatbot sẽ tự định vị vị trí và trả lời câu hỏi của bạn mà không cần phải vào ứng dụng hoặc lên các công cụ timg kiếm.
Ai đang “khai sáng” cho các phần mềm Chatbot?
Facebook: Tính đến thời điểm hiện tại, “đất diễn” rộng nhất của Chatbot chính là giao diện Facebook Messenger. Có thể thấy, Facebook đang nuôi tham vọng biến Messenger trở thành nền tảng hội thoại của tương lai thông qua phần mềm Chatbot. Theo đó, mọi việc đều có thể thực hiện thông qua Messenger, từ việc đặt một chiếc Grab đến mua quần áo.
Microsoft: Cortana – bot khá nổi tiếng của Microsoft, hơn cả một trợ lý ảo thông minh, phần mềm chatbot này có thể tiên đoán được bạn sẽ cần những gì và kết nối với các ứng dụng với nhau tùy vào bối cảnh, đặc điểm của phần mềm này là khả năng hiện diện trên nhiều nền tảng. Ngoài ra, Microsoft còn tạo nên một phần mềm chatbot riêng cho Skype – Skype Bot Platform, một công cụ “đắc lực” cho các doanh nghiệp trong việc nhận diện yêu cầu của khách hàng. Đáng kinh ngạc hơn khi phần mềm chatbot này có khả năng tự học hỏi để trở nên thông ming hơn trong việc nhận biết các yêu cầu. Đặc biệt hơn, doanh nghiệp không phải lập trình cho chatbot để giao tiếp với khách hàng, bởi đã có các API do Microsoft cung cấp thực hiện.
Amazon: Alexa – một trong những phần mềm Chatbot thông minh nhất. Amazon đã tích hợp bot này vào sản phẩm loa Amazon Echo. Theo đó, Alexa sẽ sẵn sàng đọc một bản tin hay chơi một bản nhạc mà bạn yêu cầu. Hơn thế nữa, bạn có thể yêu cầu phần mềm này bổ sung sản phẩm vào giỏ hàng của mình trên trang Amazon hoặc yêu cầu Alexa gọi giúp bạn một chiếc Uber.
Ngoài những phần mềm chatbot được nhắc đến, trên thị trường vẫn còn nhiều bot khác như Siri của Apple, Google Now của Googlem,…nhưng hầu hết vẫn chưa có gì nổi bật. Tuy nhiên, với những bước đi táo bạo của Microsoft và Facebook, chắc chắn những tập đoàn còn lại phải tăng tốc thật nhanh nếu không muốn bị bỏ lại trong cuộc cách mạng 4.0 này.
Nguồn: copy