Những câu hỏi “kém duyên” dịp Tết và cách trả lời khéo léo để không mất lòng

Những câu hỏi “kém duyên” dịp Tết và cách trả lời khéo léo để không mất lòng

Tuyển tập những câu hỏi “kém duyên” mà bạn có thể bị hỏi trong dịp Tết, hướng dẫn trả lời để không mất lòng người hỏi.

Kỳ nghỉ Tết vốn là một dịp vô cùng đặc biệt trong năm, đây là khoảng thời gian để chúng ta có thời gian quây quần bên gia đình, gặp gỡ họ hàng, người thân và bạn bè, những người rất lâu rồi mà ta chưa có dịp để trò chuyện, hỏi thăm họ.

Bên cạnh những lời chúc vui vẻ, may mắn đầu năm, không ít các bạn trẻ vẫn thường phải đối diện với những câu hỏi kém duyên. Nhắc đến đây, chắc chắn nhiều bạn ngay lập tức sẽ hình dung ra những cái tên, những khuôn mặt hết sức thân quen nhưng cũng có chút “ám ảnh” mỗi khi gặp họ. Thậm chí bạn còn có thể hình dung chính xác những điều áp đặt mà họ sẽ nói hay câu hỏi kém duyên mà họ sẽ hay và cả những ranh giới cá nhân của bạn mà họ sẽ lấn qua.

Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp trong dịp Tết và cách để bạn có thể đối mặt hay xử lý khéo léo để buổi gặp gỡ được diễn ra vui vẻ và không làm mất lòng bất cứ ai?

Những câu hỏi “kém duyên” dịp Tết và cách hồi đáp khéo léo để không mất lòng - Ảnh 2
Những câu hỏi “kém duyên” dịp Tết và cách hồi đáp khéo léo để không mất lòng – Ảnh 2

1. Những câu hỏi thường gặp trong dịp Tết

– Có người yêu chưa cháu?

– Thế định ế mãi à, nhanh lập gia đình đi kẻo quá lứa.

– Năm nay có dẫn bạn trai/bạn gái về ra mắt không?

– Cần tôi giới thiệu cho vài mối không?

– Thế định bao giờ lấy chồng/lấy vợ?

– Cháu học ngành gì? Học cái này thì ra trường làm gì thế, dễ kiếm việc không con?

– Cháu học xong chưa, đã xin được việc gì rồi?

– Cháu giờ đang làm ở đâu thế?

– Lương tháng nhiều không, được bao nhiêu?

– Năm vừa rồi dành được mấy trăm triệu rồi?

– Năm nay được tăng lương, tăng chức chưa?

– Tháng gửi về cho bố mẹ được bao nhiêu tiền?

– Định khi nào mua nhà, mua xe thế?

– Giờ bằng đại học nhan nhản sao không học thêm thạc sĩ hay tiến sĩ đi?

– Sao không làm nhà nước cho ổn định?

– Về quê cho gần bố mẹ không thích cứ bấp bênh ở đó mãi làm gì?

– Dạo này trông cháu béo lên thì phải, không nhận ra.

 - Ảnh 3

2. Cách trả lời những câu hỏi khó ngày Tết

Trên đây  là những câu hỏi mà có thể năm nào bạn cũng phải đối diện, nếu đã đoán trước được những vấn đề mà mình sẽ bị hỏi bạn có thể chuẩn bị sẵn các mẫu câu trả lời để khi đối diện ta chỉ cần đáp theo nguyên văn theo mẫu đã chuẩn bị. Khi ấy ta sẽ không cảm thấy tức giận, bức xúc hay tủi thân với những câu hỏi đó nữa.

Sau đây là một số mẫu câu trả lời đơn giản mà bạn có thể áp dụng cho những câu phổ biến nhất:

  • “Cháu đi làm lương bao nhiêu?”: Với câu hỏi này bạn chỉ cần mỉm cười nhẹ nhàng trả lời, “Cháu đi làm lương cũng đủ sống ạ” là được.
  • “Bao giờ cưới”: Dù là bạn đã có người yêu hay chưa có người yêu cũng hãy vui vẻ đáp “Năm nay cháu chưa được tuổi, chắc phải để sang năm” là cô, dì, chú, bác hỏi câu này sẽ không thể đào sâu vấn đề hơn được nữa. “
  • “Mày bao nhiêu cân rồi, sao béo thế”: Chẳng ai vui vẻ khi bị nói rằng mình béo, nhất là những ngày đầu năm khi ta vừa lỡ thưởng thức một miếng bánh chưng dẻo thơm. Nhưng cũng đừng vì thế mà bực bội nhé, lúc này hãy khẳng định “Cháu vẫn như năm ngoái” là xong.

Đây là một số câu trả vời và cách trả lời cho những câu hỏi thường gặp ngày Tết, bạn có thể biến tấu nó để trả lời cho những câu hỏi khác tương tự. Tuy nhiên hãy nhớ trả lời theo một cách thật tế nhị và ngắn gọn, câu trả lời phải mang tính chất “nước đôi” và đẩy câu chuyện vào ngõ cụt mới mong người hỏi không thể xoáy sâu vào những vấn đề riêng tư của mình.

Những câu hỏi “kém duyên” dịp Tết và cách hồi đáp khéo léo để không mất lòng - Ảnh 3
Những câu hỏi “kém duyên” dịp Tết và cách hồi đáp khéo léo để không mất lòng – Ảnh 3

Khi bạn trả lời theo kiểu “nước đôi” nếu ai biết ý sẽ nhắc sang câu chuyên khác nhưng không phải ai cũng vậy. Vẫn sẽ có những người “hồn nhiên” và sẽ hỏi vặn lại bạn. Ví dụ, khi nãy người ấy vừa hỏi bạn “Lương bao nhiêu”, bạn trả lời “Lương cháu đủ sống” nhưng họ gặng hỏi lại “Ừ, thế nhưng đủ sống là bao nhiêu, mấy triệu?”, lúc này bạn hãy vận dụng theo mẫu câu trả lời thứ 2.

Mẫu câu trả lời thứ 2 về cơ bản vẫn giống như câu đầu tiên nhưng phải dài dòng và lủng củng hơn gấp 10 lần. Lúc này để trả lời cho câu hỏi “Đủ sống là mấy triệu?”, bạn hãy bắt đầu trình bày thật dài.

“Thu nhập của cháu nếu xét về lương cơ bản thì cũng đủ nhu cầu cần thiết mỗi tháng nhưng mà nhiều khi điện nước tháng nhiều tháng ít, mà ở trên thành phố nhiều khi cháu cũng đi cà phê, ăn uống rồi thì bạn bè mời cưới xin thì lương của cháu cũng phải hụt đi một ít. Có năm thì thưởng lương tháng 13, năm nay doanh nghiệp cháu hơi khó khăn nên không có lương tháng 13, nhưng nói chung vẫn duy trì được. Được cái tiền thuê nhà, do dịch bệnh nên giá cũng giảm, mà bác không biết đâu ở trên thành phố bây giờ các cửa hàng, mặt bằng giảm giá cũng không ai thuê, ngày xưa muốn thuê cũng khó vì đắt mà, bây giờ thì… bla bla bla”

Hãy cố gắng nói thật nhiều thứ thật lan man dài dòng để người hỏi quên mất chủ đề mà họ đang hỏi, đây gọi là “nghệ thuật đánh lạc hướng”. Thay vì theo đúng lộ trình, giải thích vào thẳng vấn đề ngắn gọn súc tích thì các bạn sẽ diễn đạt vòng quanh, lủng củng, đi lan man từ chuyện này sang chuyện khác. Đây là cách trả lời hợp tình hợp lý cho những câu hỏi không được duyên dáng cho lắm trong những ngày Tết.

Lưu ý để trả lời thật trôi chảy và có nhiều hướng trả lời bạn hãy chuẩn bị từ trước Tết vài ngày. Chuẩn bị sẵn và luyện tập các câu trả lời để đến khi bị hỏi chỉ cần trả lời đúng như những gì các bạn đã học thuộc. Cuối cùng chúc các bạn có một kỳ nghỉ Tết thật vui vẻ ấm cúng và tràn đầy niềm vui.

Tags

BForum - The world's leading Blockchain Forum mywebsite.vn